Rợn người những thực phẩm bẩn từng chấn động Trung Quốc mà người dần nước này cũng cạch ăn

Loading...

Người ta vẫn bị ám ảnh bởi những thực phẩm Trung Quốc nổi danh đồ giả, đồ bẩn, đồ kém chất lượng. Và vì quá hãi hùng với những loại thực phẩm bẩn này đang tràn lan trên thị trường nên chính người dân của nước này cũng phải cạch không ăn. 

Cánh gà giả chấn động Trung Quốc

Báo chí Trung Quốc những năm trước từng đồng loạt đưa tin về loại cánh gà giả được bày bán trong các khu chợ tạm. Màu sắc, thớ thịt và hình dáng của cánh già giả giống một cách hoàn hảo so với hàng thật. Và nếu như không là một chuyên gia về thực phẩm, bạn khó mà phát hiện ra đâu là cánh gà thật và đâu là hàng nhái.

Được biết, một người tiêu dùng ở Trung Quốc cho biết đã mua 500 gram cánh gà giả ở siêu thị, thuộc Quảng Châu, với giá 20 nhân dân tệ (khoảng gần 70 ngàn đồng). Ông ấy biết cánh gà này được sản xuất ở thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Tây và giá bán rẻ hơn so với thường lệ.

thực phẩm bẩn, thực phẩm trung quốc
cánh gà giả

Người đàn ông này đem về và chế biến trong khoảng 20 phút, màu sắc và thớ thịt của chúng hoàn toàn không thay đổi. Thịt gà trong suốt và dính sền sệt. Sau khi quan sát, ông ấy quyết định ăn thử món cánh gà và thấy nó quá dai. Nghĩ rằng thịt chưa đủ chín, ông quyết định nấu thêm 10 phút nữa.

Kết quả là thịt gà vẫn dai không thể nuốt trôi. Người đàn ông này bắt đầu nghi ngờ về thứ thịt mà ông đã mua. Ông liên hệ với công ty bán lẻ, nhưng nhân viên trực điện thoại khẳng định họ không có bất kỳ mối quan hệ nào với nhà sản xuất ở Duy Phường và phủ nhận hoàn toàn về thịt gà giả.

Các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã tiến hành điều tra cánh gà giả ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của người tiêu dùng và tìm các biện pháp ngăn chặn. Các nước lân cận Trung Quốc cũng đang lo ngại loại thịt gà giả này sẽ không dừng lại ở thị trường trong nước mà phát tán đi khắp nơi.

thực phẩm bẩn, thực phẩm trung quốc
cánh gà giả

Đường dùng cho người nhưng kiến, chuột đều “chê”

Không nhãn mác, không rõ xuất xứ, không có thành phần cụ thể – mà chỉ có bao bì bằng túi nilon in toàn chữ Trung Quốc – nhưng đường lụa vẫn ngang nhiên bày bán công khai ở các chợ.

Ngay cả người bán hàng cũng chỉ biết đến tác dụng tạo vị ngọt gấp hàng trăm lần đường mía, chứ không hề biết đường lụa được chiết xuất từ thành phần gì hay xuất xứ từ hãng nào.

thực phẩm bẩn, thực phẩm trung quốc
Đường cho người mà kiến còn chê

Một số ý kiến cho rằng, đường lụa chính là đường Saccharin (E954) có độ ngọt có thể gấp đường mía tới 500 lần, từng gây nhiều tranh cãi về tác hại của nó, trong đó một số công trình nghiên cứu trên động vật cho thấy dùng liều cao saccharin trong thời gian dài có thể gây ung thư.

Một số ý kiến khác thì cho đó là hình dạng khác của chất sodium cyclamate (nằm trong danh mục không được sử dụng làm phụ gia trong thực phẩm của Bộ Y tế) có độ ngọt cao gấp 30 lần đường mía thông thường, sử dụng bừa bãi có thể gây ung thư gan, thận, phổi hoặc thậm chí gây dị dạng bào thai.

thực phẩm bẩn, thực phẩm trung quốc
Đường trung quốc

Rúng động dầu ăn làm từ rác thải

Những năm trước, công ty Henan Huikang Oil Company tại tỉnh Hồ Nam đã bị phát hiện thu lợi hàng trăm triệu nhân dân tệ sau nhiều năm bán thứ dầu ăn làm từ chất thải dưới mác dầu đậu nành cho hơn 60 công ty dược phẩm và công ty thức ăn chăn nuôi.

Chia sẻ với tờ Guangzhou’s 21st Century Business Herald, Wu Gang, một người trong nghề khẳng định dầu ăn thải thường chiết xuất từ rác thải nhà bếp của các nhà hàng.

Theo người này, loại dầu ăn bẩn này chủ yếu được sử dụng trong sản xuất xăng dầu sinh học, xà phòng và các sản phẩm công nghiệp khác nhưng không được phép dùng như dầu ăn thông thường bởi có thể gây hại cho sức khỏe.

thực phẩm bẩn, thực phẩm trung quốc
Dầu ăn làm từ rác thải

Theo tờ The 21st Century Business Herald, dầu ăn bẩn mà Huikang sử dụng trong sản xuất dầu ăn có xuất xứ từ Gelin, một công ty đã bị phát hiện dùng dầu thải từ rác nhà bếp để sản xuất dầu ăn. Cụ thể Huikang đã mua dầu ăn từ Gelin với giá 8.100 nhân dân tệ/tấn (tương đương 1275 USD), rẻ hơn giá dầu đậu nành trên thị trường tới 2000 nhân dân tệ. Sau đó công ty này pha trộn dầu ăn bẩn với dầu ăn sạch để bán cho khách hàng.

Các cơ quan điều tra xác định từ tháng 12/2007 cho tới khi vụ scandal bị vỡ lở, Huikang đã mua tổng cộng 99,2 triệu nhân dân tệ (tương đương 15,6 triệu USD) dầu bẩn từ Gelin. Sau khi pha trộn và bán tới tay khách hàng họ thu lời bất chính 350 triệu nhân dân tệ (tương đương 55 triệu USD).

Hơn 60 công ty dược phẩm và thức ăn đã vô tình hoặc cố ý mua loại dầu chất lượng kém này từ Huikang và sử dụng làm nguyên liệu.