Giá cả thị trường vải thiều chỉ từ 10 nghìn/kg nhưng người mua vẫn không “mặn mà”

Loading...

Thời điểm vào vụ mùa vải, dọc trên các tuyến đường quanh TP Hà Nội rất dễ bắt gặp nhiều sạp hàng chất đầy vải thiều đỏ, được bán với giá cả thịt rường dao động khoảng 10 – 20 nghìn đồng/kg.

Trao đổi với shopping-time.net, cô Hiền một người bán hàng cho biết, cô mua qua chủ lái buôn rồi mới mang ra bán lẻ, sáng lấy vải về mẫu mã đẹp, quả to giá vải bán được giá khoảng 20 ngàn đồng/kg vải, đến trưa mã vải xuống thì cô đổi biển xuống còn 12-15 ngàn đồng/kg vải, còn hôm nào ế hàng, tối vải chỉ còn 8-10 ngàn/kg vải.

giá cả thị trường
Lượng khách mua vải thời gian gần đây ít, nên nhiều tiểu thương nhập vải với số lượng cầm chừng

“Hôm nào bán hàng hết đến tầm trưa thì còn có lãi, chứ vải mà còn đến chiều tối thì ngày hôm đó coi như lỗ. Những ngày gần đây nắng nóng, nên lượng người mua vải cũng ít, nên ngày giờ cũng phải nhập vải ít hơn”, cô Hiền chia sẻ.

Còn theo một thương lái, quả vải được mua tại vườn với giá cả thị trường lái buôn là khoảng 3,5 – 4 nghìn đồng/kg. Thời gian đầu mùa vải được giá chủ vườn bán với giá khoảng 8 ngàn đồng/kg, nhưng thời điểm vào vụ thì giá vải thiều giảm xuống còn khoảng 4 ngàn đồng.

Ngày 10-6, tại tỉnh Hải Dương đã khai mạc Lễ hội vải thiều Thanh Hà -Hải Dương 2018.

giá trị thị trường
                      1 túm vải dao động từ 2-3kg được tiểu thương buộc túm lại

Theo ông Phạm Thanh Hải, Giám đốc Sở công thương tỉnh Hải Dương, vải thiều của Hải Dương đã được Cục Bảo vệ thực vật Mỹ cấp mã số cho 13 vùng trồng, diện tích 132 ha, sản lượng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu khoảng 1.000 tấn, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ, Úc và EU.

Hiện nay một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Hải Dương đang thực hiện các công đoạn, thủ tục…để xuất khoảng 30 tấn vải thiều đi Mỹ.

Bên cạnh đó, vải Thanh Hà của tỉnh cũng đã được cấp 25 bộ mã truy xuất nguồn gốc, trong đó mỗi bộ mã có hai mã truy xuất cho vải sớm và vải thiều.

giá cả thị trường
      Để xuất khẩu được trái vải sang Mỹ không hề dễ dàng mà cần nhiều điều kiện khác.

Nhờ đó từ vụ vải năm 2018, người tiêu dùng có thể sử dụng mã QR để truy xuất nguồn gốc vải thiếu. Đồng thời, với việc dán tem truy xuất sẽ giúp người tiêu dùng phân biệt được sử dụng trái vải trồng và chăm sóc theo đúng quy trình sản xuất vải, rõ nguồn gốc xuất xứ,..

Tuy vậy một số địa phương cho biết, để xuất khẩu được trái vải sang Mỹ không hề dễ dàng mà cần nhiều điều kiện khác. Vì nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện ở Việt Nam nhưng khi qua đến Mỹ mà không đạt thì cũng sẽ bị trả về lại. Trong khi đó hiện nay các doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi xuất vải quả sang Mỹ do công nghệ bảo quản còn hạn chế. Ví dụ làm sao để đảm bảo chất lượng quả vải khi vận chuyển đi đường xa trong thời gian dài thì hiện nay Việt Nam chưa làm được.

giá cả thị trường
Vải thiều được trồng ở vùng đất Thanh Hà mang hương vị đặc trưng “hương thơm, vị ngọt”

Ngoài ra, để xuất khẩu sang Mỹ, trái vải phải đem vào trung tâm chiếu xạ ở TP.HCM để kiểm tra…Nếu đạt thì mới tiến hành các thủ tục để xuất khẩu , chưa kể doanh nghiệp phải vận chuyển bằng hàng không với chi phí cao hay tàu biển phải qua nhiều ngày dễ ảnh hưởng đến chất lượng quả vải.

Theo Sở Công thương Hải Dương, năm 2018, tổng diện tích trồng vải thiều của tỉnh khoảng 10.500 ha, tập trung chủ yếu tại huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh . Dự kiến sản lượng vải năm 2018 đạt khoảng 60.000 tấn, gồm vải sớm khoảng 20.000 tấn và vải thiều chính vụ khoảng 40.000 tấn.

Việt Nam hiện có gần 60.000 ha vải, sản lượng khoảng 300.000 – 350.000 tấn/năm. Sản phẩm vải quả ngày càng đa dạng, chất lượng được nâng cao, được sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap đủ điều kiện xuất khẩu sang các thị trường như Canada, Pháp, Thuỵ Điển; Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines…